●(Người nước ngoài sống ở Nhật Bản) Nếu bị bệnh ở Nhật thì…
1. Nếu bị bệnh ở Nhật thì
1.1 Nếu bị bệnh ở Nhật thì trước tiên hãy đến phòng khám gần nhà để khám bệnh.
Tùy theo triệu chứng mà đến phòng khám khác nhau.
Nếu không biết phải đi khoa nào thì hãy tư vấn với bác sĩ nội khoa.
・Nội khoa (内科; ないか): Những bệnh cảm, sốt, đau bụng v.v…, tổng quát.
・Ngoại khoa (外科; げか): Vết cắt, mưng mủ.
・Khoa ngoại chỉnh hình (整形外科;せいけいげか): Xương, khớp, đau cơ bắp v.v…
・Khoa phụ sản (産婦人科;さんふじんか): Bệnh phụ nữ, mang thai, sinh đẻ
・Khoa tai mũi (耳鼻科; じびか): Những bệnh tai mũi họng.
・Nhãn khoa (眼科; がんか): Những bệnh liên quan về mắt.
・Khoa nhi đồng (小児科; しょうにか): Khám cho trẻ em học đến tiểu học lớp 6.
1.2 Trường hợp cần chẩn đoán chuyên môn hay kiểm tra tường tận thì bác sĩ ở phòng khám sẽ viết thư giới thiệu đến bệnh viện lớn.
Nếu không có thư giới thiệu có khả năng bệnh viện lớn sẽ không khám bệnh.
Trường hợp được khám đi nữa thì thời gian chờ đợi rất lâu và chi phí cao hơn khoảng 5000 yen.
1.3 Những thứ cần mang theo để khám bệnh
①Thẻ bảo hiểm y tế.
②Tiền mặt (Có nhiều bệnh viện không thể sử dụng thẻ tín dụng)
Phí khám bệnh lần đầu 2000-3000 yen (Là phí trả khi lần đầu khám ở phòng khám).
Tùy theo phán đoán của bác sĩ mà tiền khám bệnh, tiền kiểm tra, tiền thuốc sẽ có sự khác biệt.
Trường hợp không có tiền nhiều thì hãy trao đổi và tư vấn với bác sĩ khi khám bệnh.
Tất cả mọi người đang sinh sống ở Nhật đều cần phải gia nhập bảo hiểm y tế (Bảo hiểm y tế công ty hoặc bảo hiểm y tế quốc dân).
Nếu không gia nhập bảo hiểm thì phí y tế sẽ cao.
Bảo hiểm du lịch của công ty tư nhân thì quí vị ứng tiền trả trước rồi sau đó yêu cầu trả lại. Vì được trả lại phí y tế nên quí vị không cần phải trả phí y tế cao.
Bảo hiểm y tế của Nhật
(a)Loại bảo hiểm
(a-1) Bảo hiểm y tế công ty.
Gia nhập ở tại công ty đang làm việc, tiền bảo hiểm sẽ được trả từ tiền lương hàng tháng. Công ty sẽ trả phân nữa phí bảo hiểm.
(a-2) Bảo hiểm y tế quốc dân.
Người tự kinh doanh, học sinh, người không đi làm thì gia nhập.
Có thể làm thủ tục tại ban bảo hiểm y tế quốc dân ở cơ quan chính quyền nơi quí vị đang đăng ký cư trú.
Tiền bảo hiểm được quyết định ở thuế thị dân đã đóng ở năm trước.
Người có thể được vào bảo hiểm y tế quốc dân là trường hợp người ngoại quốc chỉ người đang đăng ký cư trú (Người có tư cách lưu trú trên 3 tháng).
Người có tư cách lưu trú y tế và lưu trú ngắn hạn thì không thể gia nhập bảo hiểm y tế quốc dân.
(b)Nếu gia nhập bảo hiểm y tế thì.
(b-1) Nếu gia nhập bảo hiểm, ở trường hợp bị bệnh hay nhập viện thì chỉ cần trả 30% phí y tế thì có thể nhận trị liệu.
(b-2) Trường hợp phí y tế cao do phẫu thuận hay nhập viện với thời gian dài, nếu gia nhập bảo hiểm thì không cần trả phần phí y liệu vượt quá mức quy định.
(b-3) Trượng hợp bị bệnh nan y do quốc gia chỉ định hay khuyết tật, nếu gia nhập bảo hiểm thì có thể hưởng hỗ trợ phí y tế đặc biệt.
1.4 Hỗ trợ ngôn ngữ:
Có chính quyền địa phương đang cung cấp phục vụ thông dịch để người ngoại quốc dễ dàng tiếp nhận y tế, nhưng cũng có chính quyền địa phương không cung cấp.
Có ứng dụng dịch thuật tiện lợi ở dịch thuật của từ vựng y tế như phiếu điều tra sức khỏe đa ngôn ngữ có thể sử dụng ở trường hợp không có phục vụ thông dịch.
*Những phiếu điều tra sức khỏe đa ngôn ngữ có thể tải từ trang nhà của CLAIR hoặc AMDA
*Có ứng dụng dịch thuật được gọi là Voice Tra
2. Gửi đến quí vị cảm thấy lo lắng ở việc lây nhiễm HIV.
2.1 Về sự khác biệt của HIV và AIDS.
HIV là tên Virus (Human Immunodeficiency Virus: Virus suy giảm miễn dịch ở người) nếu bỏ mặc tình trạng nhiễm HIV thì kỹ năng miễn dịch sẽ giảm thấp trong vài năm đến mười mấy năm.
AIDS (Acquired Immune Deficiency Syndrome: Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải) là chức năng miễn dịch bị suy giảm theo việc nhiễm HIV và ở tình trạng bộc phát nhiều chứng bệnh lây nhiễm.
2.2 Về chứng lây nhiễm HIV.
HIV là virus yếu với sức truyền nhiễm. Được tồn tại trong máu, tinh dịch, dịch âm đạo, sữa mẹ của người dương tính HIV và nhiều trường hợp lây nhiễm qua quan hệ tình dục.
HIV sẽ sâm nhập vào cơ thể từ miệng vết thương chảy máu và niêm mạc.
Khả năng sâm nhập HIV là mắt, miệng, trong âm đạo, niệu đạo, niêm mạc trong hậu môn.
Có trường hợp bị lây nhiễm do tiếp xúc trực tiếp với máu, tinh dịch, niêm mạc có dịch âm đạo, miệng vết thương có HIV.
Trường hợp dùng chung dụng cụ tiêm với người dương tính HIV thì máu HIV sẽ trực tiếp vào mặt máu của mình nên dễ bị lây nhiễm.
Sinh đẻ tự nhiên của mẹ dương tính HIV thì vì thai nhi sẽ tiếp xúc với máu nên có khả năng bị lây nhiễm.
Ngoài ra, theo việc cho con bú mẹ có khả năng bị lây nhiễm cho con.
Phương pháp giảm khả năng lây nhiễm HIV.
a Quan hệ tình dục.
Theo việc đề phòng cơ quan sinh dục, hậu môn, miệng của mình tiếp xúc trực tiếp với máu, tinh dịch, dịch âm đạo của đối phương khi quan hệ tình dục thì có thể giảm đi khả năng lây nhiễm.
Bao cao su là 1 trong những cách tránh tiếp xúc trực tiếp với máu, tinh dịch, dịch âm đạo của đối phương.
Đang bán bao cao su đeo vào dương vật (Cho nam giới) và đưa vào âm đạo (Cho nữ giới).
Dù ở trường hợp khó sử dụng bao cao su đi nữa nhưng nếu bộ phận sinh dục, hậu môn, miệng của bản thân ít tiếp xúc với máu, tinh dịch, dịch âm đạo và thời gian tiếp xúc ngắn thì có thể giảm khả năng lây nhiễm.
Ví dụ trường hợp xuất tinh, trong hậu môn, âm đạo, trong miệng hay trường hợp dịch nhờn hay dịch âm đạo vào miệng thì đi rửa ngay, nếu không nuốt dịch âm đạo và tinh dịch của đối phương thì sẽ giảm được khả năng lây nhiễm.
Ngoài ra, nếu niên mạng bị thương thì Virus sẽ dễ dàng xâm nhập nên khả năng lây nhiễm sẽ cao.
Vì khi đánh răng, trong miệng sẽ có vết thương nhỏ nên trường hợp quan hệ tình dục bằng miệng thì nên súc miệng, tránh đánh răng thì tốt hơn.
Bệnh lây nhiễm qua đường tình dục khác dù ở trường hợp như bị loét miệng hay bị cảm v.v… thì Virus có thể xâm nhập vào cơ thể ở vết thương da và niêm mạc vì vậy nên sớm trị liệu và tránh quan hệ tình dục cho đến khi trị khỏi.
Trường hợp đưa đồ chơi tình dục vào âm đạo hay hậu môn thì đồ chơi tình dục sẽ bị dính máu hoặc dịch cơ thể.
Khi dùng chung đồ chơi tình dục thì dịch âm đạo hay dịch hậu môn, máu v.v… của người khác sẽ dích vào niên mạc của mình, vì vậy nên tránh dùng chung hoặc khi dùng chung thì mỗi cá nhân sử dụng nên rửa sạch hoặc đeo bao cao su vào thì tốt hơn.
b Dùng chung dụng cụ chích
Vì sẽ bị lây nhiễm khi dùng chung dụng cụ của người khác tiêm ma túy, vì vậy hãy dùng dụng cụ của riêng bản thân hay dùng dụng cụ mới.
Khi dùng chung dụng cụ, việc khử trùng dụng cụ sau khi dùng thì có khả năng giảm thấp sự lây nhiễm, nhưng vì vấn đề vệ sinh nên tránh dùng chung.
c Sinh đẻ của phụ nữ dương tính HIV.
Sinh đẻ của phụ nữ dương tính HIV thì nếu biết bị lây nhiễm sẽ uống thuốc kháng HIV ở thời kỳ thích hợp sẽ làm giảm chỉ số Virus trong cơ thể, theo việc sinh mổ và không cho bú sữa mẹ, có thể giảm đi sự lây nhiễm cho con.
Với những phương pháp này thì khả năng thai phụ dương tính HIV lây nhiễm qua con là dưới 0.5%.
3. Người dương tính HIV nước ngoài khi sinh sống tại Nhật.
3.1 Người dương tính đang nhận trị liệu ARV đến Nhật
Tại Nhật thuốc kháng Virus HIV (ARV) không có miễn phí.
Vì phí y tế cao nên cần gia nhập bảo hiểm y tế.
Có hỗ trợ y tế chỉ người gia nhập bảo hiểm y tế có thể sử dụng.
Cần phải làm thủ tục để nhận hỗ trợ.
Trước khi đến Nhật cần chuẩn bị những giấy tờ như sau.
①Những giấy tờ cần thiết:
a) 2 lần kết quả kiểm tra của chỉ số DC4 dưới 500 và số lượng Virus khi đó, bạch huyết cầu, tiểu cầu, huyết sắc tố (Hemoglobin).
b) Kết quả kiểm tra cho đến khi đến Nhật.
c) Thư giới thiệu từ bác sĩ.
②Chọn bệnh viện.
Có cơ quan y tế được cho là bệnh viện chuyên khám HIV ở toàn quốc.
Trườn hợp không biết đi ở đâu thì xin liên lạc cho CHARM.
Mẫu yêu cầu.
③Gia nhập cảo hiểm.
Trước khi đi bệnh viện cần mang theo thẻ bảo hiểm y tế đã gia nhập ở công ty hoặc bảo hiểm y tế quốc dân.
④Người đang sinh sống ở khu vực Kasai thì có thể sử dụng phục vụ hỗ trợ thông dịch, đi cùng của CHARM.
Người sinh sống ngoài khu vực Kansai thì xin hãy tư vấn.
*Khu vực Kansai là Osaka, Hyogo, Kyoto, Shiga, Wakayama.
⑤Không có việc Nhật từ chối nhập cảnh với lý do bị HIV.
Cũng có thể gia hạn tư cách lưu trú.
3.2 Trường hợp biết bị dương tính HIV tại Nhật.
① Trường hợp biết bị dương tính HIV tại nơi kiểm tra HIV.
Xin hãy làm thủ tục khám bệnh lần đầu tiên tại bệnh viện nơi kiểm tra HIV đã giới thiệu.
Thủ tục khám bệnh lần đầu là。。。Gần khu vực lối ra vào của bệnh viện có quầy làm thủ tục khám bệnh lần đầu. Những trình tự thủ tục như sau được làm ở tại đó.
① Ghi vào đơn xin khám bệnh.
② Mang đến quầy tiếp nhận khám lần đầu và đưa luôn thư giới thiệu khi đó.
③ Nhận tài liệu khám bệnh và thẻ của bệnh viện.
④ Nộp hồ sơ ở quầy tiếp nhận nơi khoa mình khám bệnh.
⑤ Khám bệnh, kiểm tra.
⑥ Hỏi điều không biết.
⑦ Thanh toán.
Những thứ mang theo.
a) Thẻ bảo hiểm y tế
b) Thư giới thiệu đã nhận ở nơi kiểm tra HIV.
c) Tiền mặt khoảng 10,000 yen.
② Người biết bị dương tính HIV tại bệnh viện.
Xin hãy tư vấn với bác sĩ hoặc nhân viên y tế xã hội của bệnh viện và làm thủ tục cần thiết ở trị liệu.
③Người đang sinh sống tại khu vực Kansai thì có thể sử dụng thông dịch y tế, đi cùng.
Kể cả người sinh sống ở ngoài khu vực Kansai cũng có thể tư vấn.
Những thắc mắc thì xin hãy liên lạc đến văn phòng CHARM.
Mẫu yêu cầu.
Có phục vụ như đi cùng với người dương tính HIV có nguồn gốc nước ngoài đến bệnh viện và cửa sổ tòa hành chính.
Người dương tính HIV không cần phải trả phí thông dịch ở việc phải cử thông dịch y tế HIV, vì vậy người gặp khó khăn ở thủ tục tại bệnh viện và của sổ tòa hành chính thì xin sử phục vụ này.
Để phái cử thông dịch cần sớm sắp sếp thời gian.
Sẽ cố gắng sắp sếp theo ngày giờ mà quí vị mong muốn, nhưng cũng có trường hợp không đúng như mong muốn của quí vị.
Vì cũng có những ngôn ngữ không thể đáp ứng được, vì vậy tường tận xin liên lạc đến văn phòng của CHARM.
4. Kiểm tra.
Về xét nghiệm HIV và STI (Bệnh lây nhiễm qua đường tình dục).
4.1 Ở đâu có thể xét nghiệm HIV/STI?
Nếu Không xét nghiệm thì không biết có bị nhiễm HIV hay không.
Có thể xét nghiệm HIV tại phòng y tế/Trung tâm sức khỏe cộng đồng bằng tên giả (Không cần nói tên thật) và miễn phí.
Tùy theo phòng y tế/Trung tâm sức khỏe cộng đồng cũng có thể cùng lúc xét nghiệm bệnh lây nhiễm qua đường tình dục (Như giang mai, Chlamydia v.v..).
Tại cơ quan y tế cũng có thể xét nghiệm HIV nhưng không phải miễn phí.
Xin hãy tư vấn với CHARM hoặc tìm kiếm bằng tiếng Nhật「HIV Kensa・Soudan Map」
Mẫu yêu cầu.
4.2 Ý nghĩa kết quả xét nghiệm HIV.
Kết quả xét nghiệm HIV sẽ hiển thị 「Âm tính」 hoặc「Dương tính.
Ý nghĩa「Âm tính HIV (-)」 là không nhiễm HIV, hoặc「Dương tính HIV (+)」là nhiễm HIV.
Trường hợp nhiễm HIV, đa phần sau khi lây nhiễm khoảng 4 tuần xét nghiệm máu thì sẽ ra kết quả dương tính.
Theo đó nếu sau 4 tuần kể từ khi nghi ngờ lây nhiễm mà xét nghiệm「Âm tính HIV」thì có thể cho là không bị lây nhiễm.
Tuy nhiên, thời gian cho đến khi ra kết quả dương tính tại xét nghiệm thì có sự chênh lệch của từng cá nhân.
Tùy theo hội trường xét nghiệm và phòng y tế thì thời gian nhận được kết quả chính xác kể từ khi nghi ngờ lây nhiễm có khác nhau, nên hãy xác nhận thời kỳ xét nghiệm thì tốt hơn.
Ví dụ, với phương pháp xét nghiệm vào ban tối TP. Kyoto thì nếu không quá 3 tháng kể từ khi nghi ngờ lây nhiễm sẽ không có kết quả chính xác.
Kể cả người nghi ngờ bị lây nhiễm dù chưa được 3 tháng cũng có thể xét nghiệm nhưng qua thời điểm trên 3 tháng thì nên kiểm tra lại 1 lần nữa sẽ tốt hơn.
5. Nơi kiểm tra có thể đối ứng đa ngôn ngữ.
5.1 Kyoto City (English)
Free, anonymous HIV test in the evening. Twice a month on Monday.
HIV test is Rapid test. The test result comes back in about an hour.
The results of the STI test (syphilis, gonorrhea, chlamydia) will be given by the staff at the same place in about two weeks.
An appointment is required for the HIV test.
And if you wish to take the STI test, you also need to make an appointment for the day you come back to get the test results.
The tests are available for a limited number of people. Please note that there may not be an appointment slot available.
For more information, please check the Kyoto City website.
(In Japanese) Kyoto City Evening HIV test
Place: Kyoto Industrial Health Association [MAP]
Date and Time: Twice a month on Monday 5:30 p.m. – 6:30 p.m.
(Please check the Kyoto City website for the schedule. Click here (in Japanese))
Test contents:
(1) Only HIV test
*Rapid test (Know your result in about 60 minutes)
(2) HIV test + STI test (syphilis, gonorrhea, chlamydia)
*HIV test is Rapid test. However STI test results will be given by the staff at the same place in about two weeks.
Appointment/Inquiry
(English) :CHARM 06-6354-5902 Monday – Thursday 10 a.m. – 5 p.m.
(Japanese) : Kyoto Industrial Health Association Weekday 8:30 a.m. – 4:30 p.m.